Tiếp xúc và giao lưu giữa Phan Bội Châu với các nhà chính trị, nhà hoạt động xã hội Nhật Bản đầu thế kỷ XX
Tác giả: Nguyễn Tiến LựcTóm tắt:
Phong trào Đông Du là mốc son trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Nó là tiếp điểm của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX và nước Nhật Bản cận đại. Có thể hiểu theo nghĩa hẹp, phong trào Đông Du là phong trào du học của thanh thiếu niên Việt Nam ở Nhật Bản. Theo nghĩa rộng, phong trào Đông Du là một phong trào dân tộc Việt Nam mà ít nhất có ba bộ phận cấu thành: một là phong trào du học; hai là tiếp xúc và giao lưu với các nhà hoạt động chính trị, xã hội Nhật Bản và các nhà cải cách và cách mạng châu Á; ba là hoạt động xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền tinh thần yêu nước và cách mạng cho nhân dân Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách chi tiết về các cuộc tiếp xúc, giao lưu của Phan Bội Châu với các nhà chính trị, các nhà hoạt động xã hội Nhật Bản đầu thế kỷ XX và phân tích ảnh hưởng của các cuộc tiếp xúc đó đối với Phan Bội Châu nói riêng và đối với phong trào dân tộc Việt Nam nói chung.
- Khoa học và công nghệ phục vụ tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
- Máy tính lượng tử, cơ hội và thách thức đối với an toàn an ninh
- Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính: Giải pháp mới đánh giá năng lực thí sinh
- Nghiên cứu hóa học về lipid và phát triển các chuỗi sản phẩm từ sinh vật biển Việt Nam
- Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn tích hợp số hóa dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú