Xu hướng phát triển thị trường Halal thế giới và hàm ý cho Việt Nam
Tác giả: Lê Kim Sa, Vũ Thị ThanhTóm tắt:
Với gần hai tỷ người Hồi giáo, mức chi tiêu tương đương hai nghìn tỷ USD vào năm 2021 cho các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang, du lịch và truyền thông/giải trí. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng có bị ảnh hưởng tiêu cực, tuy nhiên, xu hướng phát triển thị trường Halal được dự báo sẽ đạt 2,8 nghìn tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng tích lũy hàng năm (CAGR) trong bốn năm là 7,5%. Thị trường Halal đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh ở khắp các châu lục từ châu Á, Trung Đông, châu Phi cho tới châu Âu và châu Mỹ. Bài viết sẽ dựa trên Báo cáo Tình hình Kinh tế Hồi giáo toàn cầu năm 2022 để điểm lại sự phát triển của nền kinh tế Halal thế giới, từ đó đánh giá những xu hướng của thị trường Halal toàn cầu và rút ra một số hàm ý cho Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường Halal, mở rộng phát triển xuất khẩu thực phẩm sang các nước Hồi giáo, đặc biệt là tham gia sâu vào chuỗi cung ứng thực phẩm Halal toàn cầu.
- Kiến thức, thực hành về phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2024
- Đánh giá hiệu quả phương pháp quang đông vi xung thể mi xuyên củng mạc bổ sung trên bệnh nhân glôcôm kháng trị
- Định loài phân tử và quan hệ phả hệ của ngoại ký sinh trùng trên bệnh nhân viêm da do Demodex spp. dựa trên 16s RDNA ty thể
- Đánh giá kết quả điều trị nấm miệng ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Nhiệt đới Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (2022-2024)
- Kiến thức dự phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2024