An ninh khu vực và di cư lao động tạm thời ở Đông Nam Á và Đông Á
Tác giả: Nguyễn Nữ Nguyệt AnhTóm tắt:
Di cư lao động tạm thời trong khu vực châu Á được xem là một giải pháp cho việc di chuyển lao động trên quy mô toàn cầu dựa trên động lực cung và cầu nhằm đem lại lợi ích cho ba bên: quốc gia gửi, quốc gia tiếp nhận lao động và bản thân những người lao động. Trong khi các nước châu Âu có chung chính sách kinh tế, chính trị và di cư thì châu Á không có bất kỳ cơ quan hay công cụ chung nào về nhân quyền. Việc khó tìm được tiếng nói chung trong các thỏa thuận trao đổi lao động hay việc nhân quyền của lao động di cư bị xâm phạm có thể tạo nên những căng thẳng giữa các quốc gia liên quan, gây bất ổn khu vực trên các khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội. Bài viết giới thiệu về di cư lao động ở châu Á, nhấn mạnh đến trường hợp di cư nội khối ASEAN và từ ASEAN sang các nước Đông Á. Thông qua việc bàn luận về sự quản lý di cư lao động của các quốc gia liên quan, bài viết chỉ ra sự ảnh hưởng quan trọng của loại hình di cư này đến an ninh khu vực. Cuối cùng, bài viết phân tích việc tham gia và thực hiện các công ước quốc tế và khu vực của các quốc gia và đề xuất biện pháp tăng cường an ninh khu vực bằng cách xây dựng cơ chế nhằm nâng cao việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho lao động di cư.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam