Thực trạng lao động di cư giữa các quốc gia khu vực Asean và hài hoà hoá pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội
Tác giả: Nguyễn Hiền Phương, Trần Thị Lê HằngTóm tắt:
Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng, dịch chuyển lao động trong khu vực ASEAN trở thành xu hướng tất yếu và ngày càng cần tới những điều chỉnh pháp luật phù hợp. Các nước ASEAN đã kí kết nhiều hiệp định, thỏa thuận, tuyên bố bước đầu tạo nên khung pháp lí cho tự do hoả lao động và bảo vệ quyền an sinh xã hội của lao động di cư trong khu vực. Bài viết phân tích về tình hình di cư lao động trong khu vực ASEAN, tập trung chủ yếu ở các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia... đồng thời đưa ra những nhận định về xu hướng di cư lao động trong khu vực, những khó khăn, hạn chế trong việc đảm bảo quyền an sinh xã hội của lao động di cư về bảo vệ thu nhập, sức khỏe, bình đẳng trong cơ hội việc làm, tiếp cận dịch vụ xã hội về giáo dục, y tế, nhà ở... Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật đó, bài viết đưa ra những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội cho lao động di cư trong khu vực ASEAN trong tương quan hài hoà hoá pháp luật về đảm bảo an sinh xã hội.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính