Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn TrọnTóm tắt:
Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986-2022 đã chuyển dịch theo đúng quy luật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, việc chuyển dịch này vẫn còn chậm khi mà nhóm ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn chiếm tỷ trọng cao trong GDP và trong tổng lao động xã hội. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ cao cấp như: Vận tải, Thông tin và truyền thông, Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm… vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong GDP. Dựa trên số liệu trong thời gian qua của Tổng cục Thống kê, bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình ARIMA trên phần mềm Stata 11 để dự báo phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam đến năm 2030.
- Các yếu tố tác động tới quản trị tài chính các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Tác động của chất lượng môi trường thể chế quốc gia đến khu vực kinh tế có vốn FDI tại các nền kinh tế mới nổi - Vai trò điều tiết của sự phát triển tài chính
- Chính sách tài chính phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường sắt ở Việt Nam
- Tác động của lãnh đạo chuyển đổi số lên hành vi đổi mới số của nhân viên ngành vận tải và logistics tại Việt Nam
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thanh toán bằng ví điện tử MoMo của sinh viên