Kiến nghị sửa đổi nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính
Tác giả: Cao Vũ MinhTóm tắt:
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nằm ở vị trí trung tâm và tạo khung pháp lý rất trọng cho hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong phạm vi của một đạo luật thì Luật Xử lý vi phạm hành chính không thể quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; mức xử phạt cụ thể; thời hạn lập biên bản; giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính... Chính vì vậy, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã giao cho Chính phủ quy định chi tiết những nội dung quan trọng này. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Bên cạnh những điều khoản tiến bộ, rõ ràng, một số quy định trong Nghị định số 118/2021/NĐ-CP chưa cụ thể hoặc có sự mâu thuẫn, không phù với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Bài viết phân tích những nội dung cần được sửa đổi trong Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính