Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới điều tiết của lạm phát và biến động lạm phát
Tác giả: Hoàng Hải Yến, Hồ Phan Đức DungTóm tắt:
Kết quả cho thấy, khi chỉ số lạm phát tính bằng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) thấp hơn 5,33% và độ bất định lạm phát thấp hơn 2 thì rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến ổn định ngân hàng và ngược lại, tác động cùng chiều khi lạm phát lớn hơn 7,2% và bất định lạm phát cao hơn 2,8. Đối với rủi ro thanh khoản, khi lạm phát thấp hơn 3,5% hoặc bất định lạm phát nhỏ hơn 0,7, thanh khoản có tác động cùng chiều đến ổn định ngân hàng và tác động ngược chiều khi lạm phát cao hơn 4% hoặc bất định lạm phát lớn hơn 0,8. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của lạm phát và biến động chỉ số lạm phát đến mỗi NHTM là không giống nhau, phụ thuộc vào mức độ thanh khoản và rủi ro tín dụng của từng NHTM. Dựa trên kết quả phân tích, nhóm tác giả nêu một số khuyến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị ngân hàng trong kiểm soát lạm phát, quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản nhằm tăng ổn định hệ thống NHTM Việt Nam.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước và trong giai đoạn Covid-19
- Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Tăng trưởng tín dụng và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Nghiên cứu rủi ro thanh khoản trong dự án đầu tư
- Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại