Mô hình phá hoại cục bộ cải tiến cho vật liệu giòn, sử dụng biến dạng tương đương theo quy tắc song năng lượng
Tác giả: Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Ngọc Minh, Bùi Quốc TínhTóm tắt:
Bài báo này trình bày mô hình phá hoại cục bộ cải tiến cho vật liệu giòn (quasi-brittle) như bê tông, đá vôi,.. được dùng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Trạng thái vật liệu được mô tả thông qua đại lượng đặc trưng cho sự hư hại (damage), nhận giá trị từ 0 (trạng thái nguyên vẹn) đến 1 (trạng thái hư hại hoàn toàn). Sự phát triển của đại lượng hư hại theo biến dạng tương đương được biểu diễn theo quy luật hàm mũ. Tham số của hàm phát triển hư hại được liên hệ với năng lượng phá hủy và kích thước phần tử, qua đó khắc phục được nhược điểm khó hội tụ và kết quả phụ thuộc mật độ lưới chia của mô hình phá hoại cục bộ cổ điển. Biến dạng tương đương được tính theo mô hình Bi-energy norm, vốn được phát triển cho mô hình phá hoại phi cục bộ. Đại lượng này xét đến cả ảnh hưởng của điều kiện kéo và điều kiện nén, dựa trên phân tích các giá trị biến dạng chính của tensor biến dạng, do đó biểu diễn tốt hơn ứng xử của vật liệu giòn. Mặt khác, mô hình phá hoại cục bộ có lợi về mặt tính toán hơn mô hình phá hoại phi cục bộ, vì không làm xuất hiện thêm bậc tự do tại mỗi nút. Tính chính xác và hiệu quả của mô hình được khảo sát và so sánh với các kết quả thí nghiệm và kết quả số khác đã công bố trong tài liệu tham khảo.
- Kết hợp nhiều cảm biến thời gian thực để phát hiện và định vị đối tượng trong xe tự lái : mô phỏng Carla
- Điện hạt nhân trong bảo đảm an ninh năng lượng ở Việt Nam
- Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển tự động cho trang trại bò sữa sử dụng công nghệ Internet vạn vật
- Chế tạo máy lọc không khí gia đình bằng phương pháp lọc bụi ướt
- Lợi ích và thách thức của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu khoa học vật liệu