Mô hình hệ thống truyền thông nhận thức trong lớp học tương lai
Tác giả: Võ Nhân Văn, Phạm Khánh Linh, Nguyễn Hữu PhúcTóm tắt:
Đề xuất một mô hình giảng dạy sử dụng mạng vô tuyến nhận thức để tiết kiệm tài nguyên tần số trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Cụ thể hơn, mạng vô tuyến nhận thức dành cho lớp học sẽ bao gồm mạng sơ cấp dùng để trình chiếu bài giảng và mạng thứ cấp dùng để truyền thông tin lời giảng từ người dạy tới người học. Ở mạng sơ cấp, thiết bị máy tính của người dạy (presenter laptop (PL)) sử dụng mạng không dây để truyền thông tin đến màn hình trình chiếu (presenter screen (PS)) trên một tần số riêng. Tại mạng thứ cấp, thiết bị thu âm của người dạy (presenter microphone (PM)) có thể sử dụng tần số của mạng sơ cấp để truyền thông tin đến thiết bị phiên dịch được hỗ trợ từ dịch vụ đám mây (cloud translator (CT)) nhằm phục vụ cho phòng học đa ngôn ngữ. Sau đó, PM sẽ chuyển tiếp thông tin đã được phiên dịch đến thiết bị nghe của người học (student headphone (SH)) theo ngôn ngữ tương ứng. Theo đó, chúng tôi đưa ra công thức dạng tường minh để đánh giá hiệu năng của hệ thống thông qua thông số thông lượng. Kết quả chỉ ra rằng, do nhiễu lẫn nhau từ hai mạng sơ cấp và thứ cấp, PM và CT phải sử dụng công suất phát dưới ngưỡng cho trước để hệ thống có thể đạt được truyền thông hiệu quả.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển