Truyện ngắn Người cóc của Nguyễn Thị Diệp Mai từ góc nhìn hậu hiện đại
Tác giả: Bùi Ngọc LuyếnTóm tắt:
Chủ nghĩa hậu hiện đại là một hiện tượng văn hóa tinh thần khởi nguồn ở phương Tây từ nửa sau thế kỉ XX. Tuy xuất hiện khá lâu ở phương Tây nhưng tại Việt Nam nó chỉ mới được quan tâm tìm hiểu khoảng hơn chục năm trở lại đây. Trong văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại gắn với sự khủng hoảng đức tin, sự thất vọng về thực tại và con người tha hóa, cùng sự “giải ảo tưởng”, “phản huyễn tưởng” và tính đa nguyên văn hóa; nó vừa phủ nhận, vừa tiếp nhận và biến đổi những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện đại, đồng thời kết hợp được tính bình dân, dân chủ với tính tinh tuyển, “bác học” của văn chương. Việc vận dụng lý thuyết văn học hậu hiện đại vào trong sáng tác của các nhà văn Việt Nam ngày càng diễn ra sôi nổi. Tinh thần hậu hiện đại đã soi chiếu vào tư duy của nhiều nhà văn trong đó có Nguyễn Thị Diệp Mai. Truyện ngắn “Người cóc” của nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai là một trong những tác phẩm mang đậm dấu ấn hậu hiện đại, nó được thể hiện qua các phương diện như phi đại tự sự, liên văn bản, kết cấu lắp ghép, phân mảnh.
- Một số phương diện hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn Bích Ngân
- Truyện ngắn Chữ người tử tù từ góc nhìn của lí thuyết thế giới Ngôn từ
- Cấu trúc của các đoạn độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của Nam Cao
- Lớp từ ngữ miêu tả trạng thái cảm xúc trong truyện ngắn Nguyễn Thanh
- Một số Motif nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn về chiến tranh của Bảo Ninh