Nghiên cứu lượng carbon trong đất rừng ngập mặn trên cồn cát ở cửa sông cửa lớn, Huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau
Tác giả:Tóm tắt:
Rừng ngập mặn hình thành trên các cồn cát ở phía Tây sông Cửa Lớn là vùng đất được bồi tụ tự nhiên, có ý nghĩa sinh thái, môi trường quan trọng. Nghiên cứu được tiến hành ở khu vực này với mục tiêu đánh giá trữ lượng carbon của đất rừng trong điều kiện tự nhiên, không có sự tác động của con người. Phương pháp nghiên cứu bao gồm đo đạc một số chỉ tiêu về thổ nhưỡng trong các ô tiêu chuẩn, thu mẫu đất và phân tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã xác định được hàm lượng carbon trung bình ở hai tầng đất là 3,09 ± 0,88% và 2,85 ± 0,95%. Lượng carbon tích tụ trong đất ở các cồn có sự khác biệt. Đây là dẫn liệu cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc đánh giá khả năng tích tụ carbon của rừng ngập mặn, phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ở khu vực.
- Hiện trạng quản lý và sử dụng rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
- Các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương ( nghiên cứu điển hình lượng giá giá trị kinh tế rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định)
- Đánh giá phân mảnh cảnh quan rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau gia đoạn 2000 – 2015