Nghiên cứu kế toán bảo hiểm xã hội áp dụng cho giảng dạy tại học viện tài chính
Tác giả: Ngô Thanh HoàngTóm tắt:
Sự phát triển của kế toán nói chung và kế toán Bảo hiểm xã hội nói riêng (BHXH) đã trải qua nhiều thời kỳ, trong đó phải kể đến hai thời kỳ quan trọng đó là ban hành Luật Kế toán số 03/2003/QH11 và Luật Kế toán số 88/2015/QH13 thay thế Luật Kế toán số 03, qua đó Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 107/2017/ TT-BTC hướng dẫn Kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) và Thông tư 102/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán BHXH. Với sự thay đổi cơ bản của cơ sở kế toán và báo cáo tài chính, đảm bảo phù hợp với cơ chế tài chính hiện hành và thông lệ kế toán quốc tế cũng như Luật Kế toán 88/2015/QH13 thì việc nghiên cứu nội dung kế toán BHXH nhằm chỉnh sửa nội dung cả chương trình giảng dạy là hết sức cần thiết. Bài viết này đi sâu vào phân tích nội dung Kế toán BHXH theo nhiều chiều, cả chiều ngang và chiều dọc, từ cơ bản đến nâng cao và đề xuất nội dung đưa vào chương trình giảng dạy theo hệ tính chỉ hệ đại học của Học viện Tài chính.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu