Tác động của thể chế chính trị quốc tế đối với quyền lực nhà nước và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
Tác giả: Lương Quang Hiển, Đỗ Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phạm Tuấn MinhTóm tắt:
Hầu hết các nước trên thế giới đang trải qua quá trình hội nhập quốc tế ở các mức độ khác nhau và cũng đang chịu những ảnh hưởng và tác động khác nhau từ quá trình toàn cầu hóa. Ở cách tiếp cận này, nền kinh tế liên kết đã xóa bỏ các đường biên giới quốc tế trên bản đồ cạnh tranh, bản đồ thể hiện dòng dịch chuyển thực sự của hoạt động tài chính và công nghiệp, những đường biên giới này đã và đang biến mất trên phạm vi rộng lớn, theo đó các quyền hạn của nhà nước đối với tỉ giá hối đoái... mức thuế, chính sách công nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp đã bị bào mòn. Có thể nói, toàn cầu hóa cùng với các thể chế chính trị thế giới có thể làm suy yếu chính phủ các quốc gia không chỉ bằng cách thu hẹp các nguồn lực nằm dưới sự quản lý của nhà nước để kiểm soát tình hình kinh tế - xã hội mà còn bằng cách làm giảm tính chính danh và quyền lực của nhà nước trong mắt công chúng.
- Định hướng vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
- Kiểm soát quyền lực nhà nước của chính quyền địa phương từ thực tiễn kiểm soát trách nhiệm kỷ luật đối với công chức ở địa phương
- Bản chất, đặc điểm của kiểm soát quyền lực nhà nước
- Hiến pháp Việt Nam và vấn đề kiểm soát quyền lực giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp
- Nhận thức về quyền lực của nhân dân ở Việt Nam hiện nay