Cảm biến phát hiện dòng chảy lỏng: Một cách tiếp cận mới sử dụng bảng mạch in
Tác giả: Đỗ Quang LộcTóm tắt:
Nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phát triển một cấu trúc cảm biến dòng chảy lỏng tích hợp kỹ thuật cảm biến thụ động không dây LC dựa trên việc sử dụng các lợi thế của bảng mạch in (Printed circuit board - PCB). Cấu trúc đã được chế tạo và thử nghiệm, kết quả cho thấy khả năng phát hiện dòng chảy trong kênh dẫn lỏng với các độ dẫn khác nhau tương ứng với nồng độ dung dịch NaCl từ 10 mM đến 1 M, thông qua việc phân tích đánh giá tần số cộng hưởng khung cộng hưởng LC của mạch phát hiện. Đồng thời, cấu trúc đề xuất cũng cho phép phát hiện các đối tượng có tính chất điện khác biệt di chuyển trong kênh dẫn. Với khả năng tiểu hình hóa, việc phát triển cấu trúc này cho phép phát hiện dòng chảy lỏng trong các cấu trúc kênh dẫn vi lưu cho các ứng dụng trong lĩnh vực phân tích hóa học và sinh học.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn ở Việt Nam
- Tính toán sơ bộ thủy nhiệt lò phản ứng mô đun nhỏ dựa trên công nghệ lò phản ứng ACPR50S
- Nghiên cứu, xây dựng bài toán dựa trên Kit Psoc phục vụ đào tạo
- Chế tạo và nghiên cứu tính chất vật lý của màng dẫn trong suốt ZnO pha tạp Ag bằng phương pháp phún xạ r.f. magnetron
- Thăng giáng spin do tương tác Hund trong hệ bán dẫn từ pha loãng