Cảm biến phát hiện dòng chảy lỏng: Một cách tiếp cận mới sử dụng bảng mạch in
Tác giả: Đỗ Quang LộcTóm tắt:
Nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phát triển một cấu trúc cảm biến dòng chảy lỏng tích hợp kỹ thuật cảm biến thụ động không dây LC dựa trên việc sử dụng các lợi thế của bảng mạch in (Printed circuit board - PCB). Cấu trúc đã được chế tạo và thử nghiệm, kết quả cho thấy khả năng phát hiện dòng chảy trong kênh dẫn lỏng với các độ dẫn khác nhau tương ứng với nồng độ dung dịch NaCl từ 10 mM đến 1 M, thông qua việc phân tích đánh giá tần số cộng hưởng khung cộng hưởng LC của mạch phát hiện. Đồng thời, cấu trúc đề xuất cũng cho phép phát hiện các đối tượng có tính chất điện khác biệt di chuyển trong kênh dẫn. Với khả năng tiểu hình hóa, việc phát triển cấu trúc này cho phép phát hiện dòng chảy lỏng trong các cấu trúc kênh dẫn vi lưu cho các ứng dụng trong lĩnh vực phân tích hóa học và sinh học.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam