Tài chính bất động sản nhà ở và một số hàm ý chính sách tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tường Vân, Lê Văn HinhTóm tắt:
Thảo luận về tài chính bất động sản nhà ở (housing finance) tại Việt Nam trong vài năm gần đây. Các giai đoạn phát triển của “khung chính sách tài chính nhà ở” được tác giả sử dụng để phân tích những diễn biến của thị trường tài chính nhà ở tại Việt Nam. Dựa trên so sánh các chỉ số tài chính liên quan (chủ yếu là tín dụng ngân hàng), gắn với hành vi người tiêu dùng, hành vi doanh nghiệp liên quan và diễn biến thị trường bất động sản nhà ở, tác giả đưa ra khuyến nghị ban đầu là thị trường tài chính nhà ở trong nước cần có chính sách điều chỉnh cẩn trọng. Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp liên quan, ngân hàng đang có nhiều nỗ lực đúng hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, trên góc độ tài chính tiền tệ, để thị trường tài chính nhà ở và thị trường tài chính phát triển bền vững, hỗ trợ lẫn nhau, chính sách tài chính tiền tệ, tài chính nhà ở cần nhất quán với nguyên tắc hài hòa lợi ích toàn xã hội, minh bạch (có thể dự đoán được, tránh bất kỳ cú sốc nào...).
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính