Hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo và tiền ảo
Tác giả: Cao Xuân PhongTóm tắt:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Sự bùng nổ của các công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT), công nghệ sổ cái phân tán (DLT) hay công nghệ chuỗi khối (blockchain)... và việc ứng dụng các công nghệ này đã làm xuất hiện nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ mới, chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại, trong đó có tài sản ảo, tiền ảo. Việc phát hành, lưu thông, trao đổi các loại tài sản ảo, tiền ảo ngày càng được mở rộng về quy mô, phạm vi ảnh hưởng, thu hút sự quan tâm của công chúng, các chuyên gia kỹ thuật, kinh tế, tài chính, pháp lý, các chính phủ và tổ chức quốc tế. Tuy nhiên về mặt pháp lý, việc “định danh”, ghi nhận các loại tài sản này, khả năng tham gia giao dịch của mỗi loại tài sản đang còn có những khoảng trống hoặc được quy định tương đối phức tạp, thiếu thống nhất. Bài viết phân tích những khái niệm và đặc điểm của tài sản ảo, tiền ảo và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý đối với các loại hình tài sản này.
- Kiểm soát giao dịch với người có liên quan theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024
- Quyền tự bảo vệ nhãn hiệu trên sàn giao dịch thương mại điện tử và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
- Xác định nơi thành lập của doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới - Thách thức và giải pháp
- Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
- Một số kinh nghiệm của Trung Quốc về tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư