Lượng giá giá trị du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyển Cát Bà sử dụng phương pháp chi phí du hành theo vùng
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị BìnhTóm tắt:
Bài viết này tính ước tính giá trị kinh tế từ hoạt động giải trí của khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Cát bà để thấy tiềm năng du lịch sinh thái của địa phương. Phương pháp chi phí du hành theo vùng được sử dụng với số liệu thu thập từ Ủy Ban Nhân Dân huyện Cát Hải và 450 mẫu phỏng vấn được thực hiện tại các địa điểm thuộc khu DTSQ Cát bà theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng. Kết quả cho thấy giá trị giải trí ròng của khu DTSQ Cát Bà trong dài hạn đạt 18.453.294 triệu đồng, trong đó giá trị thặng dư tiêu dùng của du khách từ hoạt động tham quan du lịch và giải trí tại khu DTSQ Cát Bà là 9.220.110 triệu đồng/năm, và doanh thu tiềm năng từ chi tiêu của du khách là 9.233.184 triệu đồng/năm. Lợi ích kinh tế từ dịch vụ giải trí của khu DTSQ Cát Bà này cao gấp 15 lần so với doanh thu thực tế từ các hoạt động du lịch hiện nay của địa phương. Khu DTSQ Cát Bà có thể cung cấp giá trị phúc lợi du lịch tiềm năng này nếu phát triển tốt cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các hoạt động giải trí, và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Kết quả này có thể giúp các nhà làm chính sách quản lý, quy hoạch, và xây dựng định hướng phát triển kinh tế xã hội bền vững vùng.
- Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Sabah, Malaysia và hàm ý cho Hà Nội
- Kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Nhật Bản
- Nhận diện định hướng phát triển du lịch sinh thái của Trung Quốc qua Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái quốc gia (2016-2025)
- Phát triển du lịch sinh thái tại đảo cò Chi Lăng Nam
- Đánh giá thực trạng du lịch sinh thái gắn với bảo tồn vùng đất ngập nước vườn quốc gia Côn Đảo