Định lượng dấu chân sinh thái và sức chứa sinh học phục vụ quy hoạch lãnh thổ tỉnh Bình Dương
Tác giả: Đặng Thị Hương Giang, Lưu Thế Anh, Nguyễn Xuân TuyếnTóm tắt:
Xem xét hiệu quả sử dụng nguồn vốn tự nhiên trong phát triển kinh tế xã hội góp phần đánh giá toàn diện tính bền vững của mô hình phát triển, thông qua đó nâng cao hiệu quả quản lý và quy hoạch lãnh thổ. Bình Dương là một trong những nền kinh tế năng động nhất cả nước. Tăng trưởng kinh tế nhanh đã kéo theo nhiều vấn đề về môi trường và xã hội, dẫn đến sự kém bền vững và thiếu tính ổn định của tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu sử dụng chỉ số dấu chân sinh thái và sức tải sinh học để tính toán xem mức độ quá tải thông qua sử dụng đất cho các hoạt động phát triển của tỉnh Bình Dương năm 2020. Với diện tích sản xuất nông nghiệp lớn và năng suất cao, huyện Dầu Tiếng có dấu chân sinh thái và sức tải sinh học lớn nhất toàn tỉnh. Trong khi đó, 5/9 đơn vị hành chính cấp thị xã, thành phố tập trung phát triển công nghiệp đã quá tải dân số. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xem xét mức độ thiếu hụt hay thặng dư sức chứa lãnh thổ tỉnh Bình Dương cho phát triển trong thời gian tới.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu