Nguồn vốn đầu tư xanh từ khu vực nước ngoài tại Việt Nam : thực trạng và định hướng chính sách
Tác giả: Đào Hoàng Tuấn, Nguyễn Thị NhungTóm tắt:
Bài viết có mục đích đánh giá thực trạng các nguồn vốn từ khu vực nước ngoài cho hoạt động đầu tư xanh và tăng trưởng bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Ba nguồn vốn được nghiên cứu bao gồm: (i) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh (FDI xanh); (ii) Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài xanh (FPI xanh); (iii) Nguồn viện trợ phát triển chính thức xanh (ODA xanh). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù đã có những tăng trưởng nhất định trong suốt giai đoạn nghiên cứu, các nguồn vốn xanh từ khu vực nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động đầu tư xanh tại Việt Nam. Đặc biệt, nguồn vốn FPI xanh còn chưa phát triển do những hạn chế trong việc phát hành và giao dịch của các công cụ xanh như trái phiếu xanh hay cổ phiếu xanh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu đề xuất một số định hướng chính sách nhằm tăng cường thu hút nguồn lực cho đầu tư xanh từ khu vực nước ngoài.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu