Rủi ro sinh thái một số kim loại nặng trong trầm tích tại khu vực hạ lưu sông Hồng
Tác giả: Trịnh Thị Thắm, Lê Thị Trinh, Trịnh Thị ThủyTóm tắt:
Nghiên cứu này đánh giá sự tích lũy một số kim loại gồm Cu, Pb, Cd, Cr trong trầm tích tại khu vực hạ lưu sông Hồng đoạn chảy từ phía nam Hà Nội đến huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đồng thời, chỉ số tích lũy địa chất (Igeo) và chỉ số rủi ro sinh thái tiềm năng (Eir) được tính toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hàm lượng kim loại nặng (KLN) trong trầm tích đến hệ sinh thái. Kết quả xác định hàm lượng kim loại trong 20 mẫu trầm tích cho thấy, tại khu vực nghiên cứu chưa có dấu hiệu ô nhiễm Cu, Pb, Cd, Cr căn cứ theo quy định chất lượng trầm tích (QCVN 43:2017/BTNMT). Tuy nhiên, 50% số điểm có hàm lượng kim loại ở mức gây ảnh hưởng thấp theo hướng dẫn của Canada. Giá trị chỉ số rủi ro toàn diện (RI) của Cu, Pb, Cd và Cr nằm trong khoảng 1,8-11,6 cho thấy mức độ rủi ro sinh thái thấp đối với trầm tích tại khu vực nghiên cứu. Kết quả đánh giá mức độ rủi ro là những căn cứ khoa học ban đầu để đề xuất các biện pháp kiểm soát nguồn thải cũng như hạn chế sự lan truyền của các kim loại vào môi trường nước.
- Kiến trúc tham chiếu chuyên ngành đa dạng sinh học trong hệ thống thông tin lĩnh vực môi trường
- Tối ưu hóa quá trình tiền xử lý bã mía bằng axit formic phục vụ cho sản xuất ethanol sinh học
- Nghiên cứu thu hồi nitơ và photpho từ nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ kết tủa struvite
- Tình hình thực hiện chỉ số hoạt động môi trường (EPI) của Việt Nam năm 2024
- Khoa học và công nghệ phục vụ tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam