Ảnh hưởng của kỹ thuật trích ly đến hoạt tính sinh học cao nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) giàu polysaccharide
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ngô Thị Thùy Linh, Trần Đỗ Đạt, Nguyễn Đức Việt, Hoàng Minh Nam, Mai Thanh Phong, Nguyễn Hữu HiếuTóm tắt:
Trong nghiên cứu này, cao nấm Linh chi giàu polysaccharide (PS) được thu nhận bằng nhiều kỹ thuật trích ly khác nhau như: nước nóng (hot water extraction - HWE), nước nóng có hỗ trợ siêu âm (ultrasonic-assisted hot water extraction - UHWE), enzyme (enzyme-assisted extraction - EAE) và enzyme có hỗ trợ siêu âm (ultrasonic-assisted enzyme extraction - UAEE). Tổng hàm lượng PS cao nhất là 3,721±0,134% đối với UAEE, cao hơn so với HWE (1,783±0,156%), UHWE (1,886±0,148%) và EAE (2,133±0,139%). Cao nấm Linh chi được thử nghiệm hoạt tính kháng ôxy hóa với gốc tự do 2,2-diphenyl-1-1picrylhydrazyl (DPPH) và năng lực khử sắt. Hoạt tính kháng khuẩn của cao trích được đánh giá qua thông số nồng độ ức chế 50% (IC50). Khả năng bắt gốc tự do DPPH của cao nấm trích bằng kỹ thuật UAEE đạt 42,334%, đồng thời kết quả khảo sát năng lực khử sắt cho thấy, khả năng khử của cao trích bằng UAEE tốt hơn so với 3 kỹ thuật trích ly HWE, UHWE và EAE. Ngoài ra, cao nấm Linh chi trích ly bằng UAEE thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với Bacillus cereus, Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus với IC50 trong khoảng 0,069-0,096 g/ml.
- Giảm thiểu ngập úng cho các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững
- Mô hình xử lý chất thải rắn hữu cơ tại nguồn nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu
- Đánh giá tiềm năng sản xuất khí sinh học từ phế phụ phẩm ngành chế biến rau quả tại Việt Nam
- Mô hình khai thác, sử dụng hè phố để phát triển du lịch, kinh tế đô thị bền vững tại Thủ đô Hà Nội
- Giải pháp tái sử dụng tro từ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất gạch không nung phục vụ trong Quân đội ở Việt Nam