Nghiên cứu phân lập chủng vi khuẩn biển có khả năng phân hủy polyvinyl chloride
Tác giả: Kiều Thị Quỳnh Hoa, Trần Hữu Trung, Mai Đức Huynh, Nguyễn Hữu Đạt, Nguyễn Vũ GiangTóm tắt:
Do có tính bền nhiệt và cơ học, nhựa polyvinyl chloride (PVC) được ứng dụng rộng rãi trong đời sống của con người. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mang lại, nhựa PVC phế thải cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường sống. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, vi sinh vật biển như vi nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn có tiềm năng phân hủy rác thải nhựa và sử dụng chúng như nguồn carbon duy nhất. Trong nghiên cứu này, vi khuẩn phân hủy nhựa PVC được làm giàu và phân lập từ các vùng ô nhiễm rác thải nhựa ven biển Việt Nam. Từ 18 chủng vi khuẩn phân lập, các tác giả đã lựa chọn được chủng vi khuẩn VK3 có khả năng phân hủy nhựa PVC và sử dụng vật liệu này như nguồn carbon duy nhất sau 8 tuần thử nghiệm. Kết quả phân tích trình tự gen 16S rRNA cho thấy, chủng vi khuẩn này có độ tương đồng 99% với Alcanivorax sp. Sự biến đổi cấu trúc bề mặt và nhóm chức của nhựa PVC bởi chủng vi khuẩn VK3 cũng được minh chứng bằng phương pháp phân tích hình ảnh kính hiển vi điện tử quét (SEM) và phổ hồng ngoại (FTIR). Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng ứng dụng xử lý nhựa PVC phế thải của vi khuẩn biển.
- Giảm thiểu ngập úng cho các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững
- Mô hình xử lý chất thải rắn hữu cơ tại nguồn nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu
- Đánh giá tiềm năng sản xuất khí sinh học từ phế phụ phẩm ngành chế biến rau quả tại Việt Nam
- Mô hình khai thác, sử dụng hè phố để phát triển du lịch, kinh tế đô thị bền vững tại Thủ đô Hà Nội
- Giải pháp tái sử dụng tro từ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất gạch không nung phục vụ trong Quân đội ở Việt Nam