Nghiên cứu một số đặc tính vật liệu màng lọc chế tạo từ cellulose acetate và polyguanidine
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Châu, Lưu Thị Huệ, Ngô Hồng Ánh Thu, Trần Thị DungTóm tắt:
Trong nghiên cứu này, màng lọc được chế tạo từ các vật liệu cellulose acetate (CA) ưa nước và polyhexamethylene guanidine hydrochloride (PHMG) kháng khuẩn bằng phương pháp đảo pha nhằm tăng cường tính năng tách lọc và khả năng kháng tắc. Ảnh hưởng của các điều kiện chế tạo đến đặc tính cấu trúc và tính năng tách lọc của màng đã được khảo sát và đánh giá. Kết quả thực nghiệm cho thấy, màng lọc CA chế tạo bằng phương pháp đảo pha có cấu trúc bất đối xứng với lớp bề mặt chặt sít ở trên lớp đỡ xốp. Nồng độ CA trong dung dịch tạo màng có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc và tính năng lọc tách của màng. Khi nồng độ CA tăng từ 12,2 đến 18,2%, ở áp suất lọc 5 bar, năng suất lọc trung bình của màng giảm dần từ 46,47 xuống 38,72 l/m2h do lớp bề mặt của màng hình thành dày hơn. So với màng CA thuần, màng CA/PHMG có năng suất lọc trung bình cao hơn đến 1,6 lần, mức độ tắc màng thấp hơn và khả năng kháng tắc tốt hơn rõ rệt.
- Tổng hợp copolyme cấu trúc liên hợp poly(3-hexylthiophene-random-benzoyl dithieno[3,2-b:2’,3’-d]pyrrole) bằng phương pháp điện hóa
- Tổng hợp nano đồng trên thủy tinh Aluminosilicate
- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu khung cơ kim MIL-101 (Cr) và ứng dụng trong hấp phụ khí CO
- Từ tính nửa kim loại của triazine g-C4N3 và g-C3N4 biến tính với H, Li và nguyên tố nhóm 2p
- Nghiên cứu florua hóa dysprozi oxit bằng tác nhân amoni biflorua điều chế muối dysprozi florua