Ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình hấp phụ ion Niken bởi phụ phẩm nông nghiệp
Tác giả: Trần Thị Kiều Ngân, Lê Văn ThuậnTóm tắt:
Trong nghiên cứu này, ba dạng phế phẩm nông nghiệp là vỏ đậu phụng (VĐP), vỏ trấu (VT), và bã cà phê (CF) đã được sử dụng để xử lý ion niken (Ni(II)) trong môi trường nước. Kết quả phân tích bằng phương pháp SEM và FTIR cho thấy vật liệu VĐP, VT và CF sở hữu các đặc trưng về hình thái và các nhóm chức thuận lợi cho quá trình hấp phụ ion Ni(II). Ở điều kiện tối ưu pH 6, thời gian hấp phụ 90 phút (đối với VĐP), 60 phút (đối với VT, bã CF), và liều lượng hấp phụ là 10g/L, hiệu suất loại bỏ ion Ni(II) lần lượt là 89.05%, 59.00% và 60.00%. Theo tính toán thực nghiệm, dung lượng hấp phụ cực đại của VĐP, VT, bã CF đối với Ni(II) lần lượt đạt 106.59mg/g, 51.30mg/g và 45.23mg/g. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng vật liệu VĐP, VT, và bã CF là những vật liệu hấp phụ giá rẻ, thân thiện với môi trường và có triển vọng cao trong ứng dụng xử lý các kim loại nặng trong nước thải.
- Giảm thiểu ngập úng cho các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững
- Mô hình xử lý chất thải rắn hữu cơ tại nguồn nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu
- Đánh giá tiềm năng sản xuất khí sinh học từ phế phụ phẩm ngành chế biến rau quả tại Việt Nam
- Mô hình khai thác, sử dụng hè phố để phát triển du lịch, kinh tế đô thị bền vững tại Thủ đô Hà Nội
- Giải pháp tái sử dụng tro từ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất gạch không nung phục vụ trong Quân đội ở Việt Nam