Hiệu năng mạng điện toán biên di động sử dụng bề mặt phản xạ thông minh và cơ chế đa truy cập phi trực giao
Tác giả: Nguyễn Lê Hoàng Tuấn, Phạm Quyền Anh, Hà Đăc BìnhTóm tắt:
Bài báo này khảo sát một mô hình mạng điện toán biên di động sử dụng cơ chế đa truy cập phi trực giao (NOMA) được sự hỗ trợ của bề mặt phản xạ thông minh. Dựa vào các đặc tính thống kê của kênh truyền vô tuyến, chúng tôi xây dựng các biểu thức dạng tường minh của xác suất tính toán thành công và xác suất năng lượng tiêu thụ để khảo sát và đánh giá hiệu năng của hệ thống. Dựa trên các biểu thức này, chúng tôi thu được các kết quả số học về xác suất tính toán thành công và xác suất năng lượng tiêu thụ theo các tham số chính của hệ thống là công suất phát, tỉ lệ phân bổ công suất phát, độ dài của tác vụ và số lượng phần tử phản xạ được cung cấp để đánh giá sự hoạt động của hệ thống. Cuối cùng, chúng tôi kiểm chứng tính đúng đắn của các biểu thức phân tích bằng mô phỏng Monte-Carlo.
- Để sinh viên giỏi thực chất: kinh nghiệm từ Nhật Bản
- Tổng hợp và đặc trưng tính chất điện, điện hóa của màng graphene pha tạp đồng clorua
- Tổng hợp màng nano carbon nanofiber/platinum bằng phương pháp electrospinning đồng trục ứng dụng trong công nghệ xử lý nước điện dung và pin Li-O2
- Thiết kế chế tạo đầu đo nhấp nháy sử dụng tinh thể CsI(Tl) ghép nối với mảng nhân quang silicon
- Đánh giá phạm vi quan sát của hệ ảnh nhiệt