Huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí tại Việt Nam
Tác giả: Đinh Ngọc LinhTóm tắt:
Ở Việt Nam, Chính phủ nhận thức rõ những thách thức phải đối mặt về biến đổi khí hậu ngày càng tăng và đã ứng phó mạnh mẽ thông qua các chính sách, chương trình hành động, chiến lược quốc gia về biến đổi khíhậu, tăng trưởng xanh. Nguồn lực tài chính ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu khá đa dạng, bao gồm ngân sách trung ương, chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, nguồn viện trợ ODA, viện trợ quốc tế, đầu tư của khu vực tư nhân... Tuy đã có những chính sách, kế hoạch và chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu và đã tập trung nguồn lực để thực hiện nhưng hiện nay nguồn lực tài chính mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, trong khi chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam được dự báo sẽ vượt quá 3-5% GDP vào năm 2030. Do đó, vấn đề đặt ra là cần đa dạng hóa các nguồn lực tài chính, tập trung huy động và đầu tư có hiệu quả các nguồn lực hiện có.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu