Tác động phi tuyến của chất lượng thể chế đến ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển Châu Á
Tác giả: Lê Hồng Ngọc, Hồ Thị LamTóm tắt:
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá tác động của chất lượng thể chế đến ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển Châu Á. Chúng tôi áp dụng phương pháp phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) trên dữ liệu bảng với kỹ thuật hồi quy nhóm trung bình gộp (PMG) cho 12 quốc gia đang phát triển châu Á trong giai đoạn 1996–2019. Kết quả chỉ ra rằng, tồn tại mối quan hệ hình chữ “U” giữa chất lượng thể chế và ô nhiễm môi trường. Điều này hàm ý rằng, trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, chất lượng thể chế tác động dương trực tiếp tới chất lượng môi trường. Tuy nhiên, trong dài hạn, thể chế tác động tiêu cực tới chất lượng môi trường, một cách gián tiếp thông qua thu hút FDI và thương mại quốc tế. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số hàm ý chính sách cho chính phủ ở các quốc gia này.
- Giảm thiểu ngập úng cho các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững
- Mô hình xử lý chất thải rắn hữu cơ tại nguồn nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu
- Đánh giá tiềm năng sản xuất khí sinh học từ phế phụ phẩm ngành chế biến rau quả tại Việt Nam
- Mô hình khai thác, sử dụng hè phố để phát triển du lịch, kinh tế đô thị bền vững tại Thủ đô Hà Nội
- Giải pháp tái sử dụng tro từ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt để sản xuất gạch không nung phục vụ trong Quân đội ở Việt Nam