Tình trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tác giả: Kiều Hồng Nhung, Hồ Thị Kim Thanh, Nghiêm Nguyệt ThuTóm tắt:
Phân tích tình trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Acid uric góp phần vào sự tiến triển của một số bệnh lý mạn tính ngoài gút như bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn mỡ máu. Acid uric có thể gây ra stress oxy hóa, sản sinh ra các chất gây rối loạn chức năng nội mô, kích thích tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu, gây ra biến đổi viêm ở thận, từ đó ảnh hưởng đến các bệnh lý chuyển hóa. Tỷ lệ tăng acid uric máu chung cả 2 giới là 31,1%, ở nam cao hơn nữ. Nhóm có thừa cân, béo phì; nhóm rối loạn lipid máu; nhóm có hội chứng chuyển hóa có tỷ lệ tăng acid uric máu cao hơn nhóm không có các rối loạn trên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm sử dụng thường xuyên thịt đỏ, nước xương, thủy hải sản, phủ tạng, rượu bia có nồng độ AUM trung bình cao hơn nhóm không sử dụng thường xuyên (p<0,05). Nhóm sử dụng thường xuyên sữa có nồng độ AUM thấp hơn nhóm sử dụng không thường xuyên (p<0,05).
- Nghiên cứu tình trạng thừa cân, béo phì trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ năm 2023
- Thực trạng béo phì có suy mòn cơ và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại một trung tâm dưỡng lão tại Hà Nội năm 2023
- Tác dụng giảm cân của Mubella trên chuột nhắt trắng gây béo phì bằng chế độ ăn giàu chất béo và Olanzapin
- Mối liên quan giữa suy giảm testosterone với BMI và rối loạn mỡ máu ở nam giới
- Thực trạng thừa cân béo phì của học sinh Trường Tiểu học Hồng Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng