Tình trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tác giả: Kiều Hồng Nhung, Hồ Thị Kim Thanh, Nghiêm Nguyệt ThuTóm tắt:
Phân tích tình trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Acid uric góp phần vào sự tiến triển của một số bệnh lý mạn tính ngoài gút như bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn mỡ máu. Acid uric có thể gây ra stress oxy hóa, sản sinh ra các chất gây rối loạn chức năng nội mô, kích thích tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu, gây ra biến đổi viêm ở thận, từ đó ảnh hưởng đến các bệnh lý chuyển hóa. Tỷ lệ tăng acid uric máu chung cả 2 giới là 31,1%, ở nam cao hơn nữ. Nhóm có thừa cân, béo phì; nhóm rối loạn lipid máu; nhóm có hội chứng chuyển hóa có tỷ lệ tăng acid uric máu cao hơn nhóm không có các rối loạn trên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm sử dụng thường xuyên thịt đỏ, nước xương, thủy hải sản, phủ tạng, rượu bia có nồng độ AUM trung bình cao hơn nhóm không sử dụng thường xuyên (p<0,05). Nhóm sử dụng thường xuyên sữa có nồng độ AUM thấp hơn nhóm sử dụng không thường xuyên (p<0,05).
- Phát hiện mới về rối loạn giấc ngủ REM vô căn và bệnh Parkinson
- Đặc điểm gen KRAS, BRAF, các gen sửa chữa ghép cặp sai (MMR) và tình trạng biểu hiện protein MMR ở người bệnh ung thư đại trực tràng
- Nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện huyện Củ Chi
- Độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Aphasia Rapid Test trong sàng lọc thất ngôn ở người bệnh đột quỵ não
- Đặc điểm hình thái vùng nối dạ dày thực quản trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược