Tình trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tác giả: Kiều Hồng Nhung, Hồ Thị Kim Thanh, Nghiêm Nguyệt ThuTóm tắt:
Phân tích tình trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Acid uric góp phần vào sự tiến triển của một số bệnh lý mạn tính ngoài gút như bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn mỡ máu. Acid uric có thể gây ra stress oxy hóa, sản sinh ra các chất gây rối loạn chức năng nội mô, kích thích tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu, gây ra biến đổi viêm ở thận, từ đó ảnh hưởng đến các bệnh lý chuyển hóa. Tỷ lệ tăng acid uric máu chung cả 2 giới là 31,1%, ở nam cao hơn nữ. Nhóm có thừa cân, béo phì; nhóm rối loạn lipid máu; nhóm có hội chứng chuyển hóa có tỷ lệ tăng acid uric máu cao hơn nhóm không có các rối loạn trên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nhóm sử dụng thường xuyên thịt đỏ, nước xương, thủy hải sản, phủ tạng, rượu bia có nồng độ AUM trung bình cao hơn nhóm không sử dụng thường xuyên (p<0,05). Nhóm sử dụng thường xuyên sữa có nồng độ AUM thấp hơn nhóm sử dụng không thường xuyên (p<0,05).
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển