Nghiên cứu chất lượng nước và bệnh trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) áp dụng công nghệ Nanobubble
Tác giả: Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Bình, Phạm Thái Giang, Nguyễn Thị Minh Nguyêt, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Thị Hạnh, Phan Trọng Bình, Vũ Thị Kiều Loan, Phan Thị VânTóm tắt:
Nghiên cứu đánh giá sự biến động các chỉ tiêu chất lượng nước, vi sinh, biến đổi mô mang và tăng trưởng của tôm trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) áp dụng công nghệ Nanobubble. Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan (DO), thế oxy hóa khử (ORP) chịu tác động của các nghiệm thức O2-NB và O3-NB. Mật độ vibrio tổng số trong nước trung bình của nhóm O2-NB cao gấp 1,41 lần so với nhóm ĐC và cao gấp 1,51 lần so với nhóm O3-NB. Mô mang tôm bị biến đổi ở nhiều cấp độ khác nhau, tuy nhiên không làm giảm tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, O3-NB có tác dụng làm tăng DO, giảm mật độ Vibrio tổng số trong nước và tăng tốc độ sinh trưởng của tôm so với ĐC và O2-NB. Thời lượng chạy máu có thể giảm để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến mang tôm.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam