Kết quả xạ trị điều biến liều theo thể tích hình cung (VMAT) trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt tại Bệnh viện K Trung ương
Tác giả: Vũ Xuân Huy, Bùi Vinh Quang, Nguyễn Viết Nghĩa, Phạm Lâm Sơn, Đỗ Tất Cường, Nguyễn Công Hoàng, Phan Thanh DươngTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị Ung thư tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật xạ trị VMAT tại Bệnh viện K Trung ương. Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt quan trọng, các kỹ thuật áp dụng như: 3D-CRT, điều biến liều đã đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị còn gây ra nhiều tác dụng phụ đối với cơ quan nguy cấp như: bàng quang, trực tràng, cổ xương đùi. Với phương pháp xạ trị điều biến liều theo thể tích hình cung đã cải thiện tốt hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa tác dụng phụ do xạ trị gây ra đối với các tổ chức nguy cấp trong tiểu khung. Kết quả nghiên cứu cho thấy, không gặp bệnh nhân nào có độc tính muộn trên da, và không bệnh nhân có biến chứng cổ xương đùi. Như vậy, VMAT giảm tác dụng phụ sớm và muộn so với 3D-CRT, rút ngắn thời gian xạ so với IMRT và giúp kéo dài thời gian sống thêm bệnh không tiến triển cho người bệnh.
- Giá trị của định lượng tín hiệu MRI 3.0T trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
- Đối chiếu mô bệnh học quá sản, ung thư biểu mô tuyến tiền liệt với chỉ số PSA và chỉ số PIRADS trên cộng hưởng từ
- Đánh giá bước đầu kết quả phẫu thuật nội soi qua phúc mạc cắt toàn bộ tuyến tiền liệt điều trị bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt
- Khảo sát thái độ của bác sĩ tiết niệu trong chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt
- Khảo sát ý nghĩa của tỷ lệ FPSA/TPSA (%) trong chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến tiền liệt và tăng sản lành tính tuyến tiền liệt khi TPSA>10ng/ml