Tác động của sự lo lắng, sự lan truyền xã hội đến hành vi mua hàng hoảng loạn và sự sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho thực phẩm trong đại dịch Covid-19
Tác giả: Phan Tấn LựcTóm tắt:
Nghiên cứu này sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính dựa vào phương sai (PLS-SEM) để phân tích dữ liệu từ 408 người tiêu dùng thông qua phỏng vấn trực tiếp. Kết quả cho thấy tác động trực tiếp của hành vi mua hàng hoảng loạn đến sự sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho thực phẩm là đáng kể. Ngoài ra, sự lo lắng của người tiêu dùng có tác động tích cực đến hành vi mua hàng hoảng loạn, mối quan hệ giữa sự lo lắng của người tiêu dùng và sự sẵn lòng chi trả nhiều hơn là không có ý nghĩa. Trong khi đó, sự lan truyền xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến cả hành vi mua hàng hoảng loạn và sự sẵn lòng chi trả nhiều hơn. Các nhà hoạch định chính sách cần có những quy định chặt chẽ về giá cả trong mùa dịch để đảm bảo sự bình ổn giá trên thị trường và những biện pháp giúp trấn an tâm lý của người tiêu dùng như hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch, tuyên truyền vận động người tiêu dùng mua hàng đúng cách và chế tài đủ mạnh những hành vi tích trữ để trục lợi hay đưa tin sai sự thật gây hoang mang cho xã hội.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu