Lựa chọn mô hình sản xuất của hộ trồng lúa trong điều kiện xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long
Nhóm Tác giả: Phan Đình Khôi, Huỳnh Việt Khải, Võ Thành Danh, Ngô Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thị Huyền MỹTóm tắt:
Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình canh tác trên đất lúa trong điều kiện xâm nhập mặn dựa vào mô hình Ricardian, sử dụng mô hình logit đa thức. Các mô hình trồng lúa kết hợp như lúa – cá, lúa – tôm, và lúa – màu được ghi nhận bên cạnh mô hình chuyên canh lúa. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất chuyển đổi từ mô hình chuyên canh lúa sang lúa – tôm bao gồm: diện tích đất, trình độ học vấn, lao động chính, nhập mặn, nguồn nước, và vay vốn; lúa – cá bao gồm: trình độ học vấn, nhập mặn, và nguồn nước; và mô hình lúa – màu bao gồm: diện tích đất, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, và nguồn nước. Trong đó, xâm nhập mặn và diện tích đất là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình lúa – tôm và lúa – cá. Kết quả này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất lúa của nông hộ ở các tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu