Tình trạng miễn dịch dịch thể của trẻ đối với bệnh bạch hầu tại Kon Tum, năm 2020
Tác giả: Lê Văn Tuấn, Nguyễn Tuyết Vân, Nguyễn Hoàng Quân, Phạm Văn Doanh, Nguyễn Thị Thu Trâm, Dương Thị Ngọc Thúy, Phạm Ngọc Thanh, Đỗ Ngọc Hòa, Nguyễn Lộc Vương, Viên Chinh ChiếnTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng miễn dịch dịch thể của trẻ đối với bệnh bạch hầu tại Kon Tum, năm 2020. Sử dụng kỹ thuật miễn dịch gắn enzyme (ELISA) để định lượng nồng độ kháng thể kháng độc tố bạch hầu. Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, từng là một trong những bệnh có gánh nặng bệnh tật và số ca tử vong cao ở trẻ em tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên việc tiêm vắc xin phòng bệnh sử dụng rộng rãi đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh một cách rõ rệch. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng miễn dịch giữa nhóm trẻ đã được tiêm và chưa tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm kiểm soát sự bùng phát dịch bạch hầu ở trẻ em nói riêng và cộng đồng dân cư tại tỉnh Kon Tum nói chung trong thời gian tới.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu