Nghiên cứu các mô hình đào tạo (Blended Learning) và khả năng áp dụng cho đào tạo luật ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Lan Anh, Tôn Quang CườngTóm tắt:
Giáo dục đại học hiện nay đang phải đối mặt với sụ tác động toàn cầu theo 4 nhóm yếu tố: Tác động xã hội; hành động chiến lược, tài năng và nhân lực lao động, tác động công nghệ. Quá trình này tác động không nhỏ đến việc đổi mới phương thức đào tạo, trong đó có đào tạo luật tại Việt nam với việc nghiên cứu và áp dụng rộng rãi các mô hình dạy học dựa trên nền tảng, giải pháp, công cụ công nghệ theo xu hướng tích cực hóa, cá nhân hóa, đa nền tảng, đa phương thức ... Dạy học kết hợp hay hỗn hợp (Blended Learning) là mô hình triển khai đào tạo khá mới trong thực tiễn giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung, đào tạo luật nói riêng, tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục, đòi hỏi tiếp tục được nghiên cứu cả về lý luận cũng như thực tiễn Bài viết này chỉ ra trong giáo dục thông minh, dạy học kết hợp không chỉ là một tiếp cận mới mà còn là một mô hình dạy học mới hoàn toàn về chất, làm thay đổi một cách căn bản các quan điểm về lý luận dạy học vốn tồn tại từ trước đến nay, dẫn đến sự thay đổi một cách văn bản các quan điểm về lý luận dạy học vốn tồn tại từ trước đến nay, dẫn đến sự thay đổi một từ tư duy đến mọi hoạt động đào tạo, có thể áp dụng cho đào tạo luật ở Việt Nam.
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản
- Foreign language learning strategies of Vietnamese and Indonesian students
- Cultural metaphors in American English and Vietnamese shop signs