Nghiên cứu mối quan hệ giữa công bằng tổ chức và hành vi công dân trong tổ chức: Vai trò nào cho quá trình trao đổi lãnh đạo-thành viên?
Tác giả: Nguyễn Nhật TânTóm tắt:
Nghiên cứu này xem xét trao đổi lãnh đạo-thành viên (LMX) với vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa công bằng tổ chức (OJ) và hành vi công dân của tổ chức (OCB). Qua khảo sát mẫu gồm 279 nhân viên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, kết quả chỉ ra rằng công bằng phân phối là yếu tố dự báo LMX mạnh mẽ hơn công bằng tương tác hay công bằng thủ tục. Ngoài ra, LMX có mối quan hệ ý nghĩa với hành vi tận tình, lịch thiệp, phẩm hạnh công dân và lương tâm. Trong mối quan hệ công bằng tổ chức – hành vi công dân, công bằng tương tác ảnh hưởng tích cực đến tất cả các khía cạnh của OCB. Công bằng phân phối ảnh hưởng tích cực đến phẩm hạnh công dân. Công bằng thủ tục cũng tác động tích cực đến phẩm hạnh công dân nhưng có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi lịch thiệp và cao thượng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy LMX không đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa OJ và OCB. Các phát hiện của nghiên cứu có ý nghĩa đối với thực tiễn quản trị nhân sự vì nó cho phép các nhà quản lí có kế hoạch hành động thích hợp để tạo ra các hành vi làm việc mong muốn của nhân viên.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính