Tội phạm sử dụng công nghệ cao và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam
Tác giả: Hạ Thị Thiếu Dao, Lại Văn TàiTóm tắt:
Tội phạm sử dụng công nghệ cao đứng thứ hai trong các loại tội phạm nguy hiểm nhất, sau tội phạm khủng bố và Việt Nam đang đứng trong tốp 7 thế giới về các hoạt động đe dọa tấn công mạng, số các vụ án mà đối tượng lợi dụng mạng internet để thực hiện hành vi tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng nhiều và tinh vi hon, đặc biệt có sự liên kết giữa tội phạm trong và ngoài nước thông qua các phưong pháp tấn công vào hệ thống như là Phishing (lừa đảo), Deface (xâm nhập), Malware (phần mềm độc h ại)... đế tấn công vào người sử dụng, số liệu tổng hợp trong giai đoạn 2010 - 2019 có 207.353 cuộc tấn công vào Việt Nam, trong đó Phishing là 29.059 cuộc (14,01%), Deface là 105.971 cuộc (chiếm 51,11%), Malware là 72.323 cuộc (chiếm 34,88%). Bài viết phân tích tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam và các biện pháp phòng chống để nâng cao tính bảo mật, an toàn của môi trường mạng. Bài viết cũng phân tích tình hình bảo mật và an ninh thông tin thông qua chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cypersecrurity Index), chi sổ an toàn thông tin Việt Nam (Vietnam Cybersecurity Index). Dựa trên nhũng số liệu này, bài viết đề xuất các chính sách để cải thiện và hạn chế tỉnh hình hoạt động của tội phạm công nghệ cao và sự cố an ninh mạng.
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản
- Foreign language learning strategies of Vietnamese and Indonesian students
- Cultural metaphors in American English and Vietnamese shop signs