Tài sản công và quản lý tài sản công trong Nhà nước pháp quyền
Tác giả: Nguyễn Thị NhungTóm tắt:
Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tài sản công thuộc sở hữu toàn dân. Tài sản của toàn dân phải có chủ sở hữu đích thực đề thực hiện quyền sở hữu trong việc phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước. Để sử dụng tài sản của nhân dân có hiệu quả, cần phải trao quyền cho Nhà nước. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan Đổi mới phương thức quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng nắm chắc, phản ánh đầy đủ tài sản công cả về giá trị và hiện vật, coi tài sản công là nguồn lực quan trọng, tạo cơ chế khai thác tài sản công hợp lý, tạo ra nguồn lực tài chính từ tài sản đóng góp có hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội.
- Hiệu lực của Quyền Hiến định trong lĩnh vực luật tư: Xu thế nghiên cứu trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản