Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới mức độ áp dụng kỹ thuật canh tác lúa "1 phải 5 giảm" được chuyển giao tới nông hộ ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Trần Thu Hà, Mai Thanh TrúcTóm tắt:
Từ năm 2009 tới nay, hệ thống khuyến nông nhà nước và các dự án quốc tế đã tích cực triển khai chuyển giao gói kỹ thuật đương đại 1 Phải 5 giảm như một giỏ kỹ thuật mang lại các hiệu quả về kinh tế qua việc giảm sử dụng vật tư đầu vào, giảm sử dụng nước tưới do vậy đạt đồng lợi ích giảm phát thải khí nhà kở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Các mô hình chuyển giao đã bước đầu chứng minhđược hiệu quả đối với sản xuất lúa. Tuy nhiên, diện tích và nông hộ áp dụng toàn phần các kỹ thuật được chuyển giao vẫn còn khiêm tốn và tỷ lệ áp dụng các kỹ thuật được chuyển giao chưa đồng đều dẫn tới hiệu quả của gói kỹ thuật. Mô hình kinh tế lượng Ologit được sử dụng để nghiên cứu phân tích những yếu tố khiến cho việc áp dụng 1P5G diễn ra không đồng bộ ở các hộ dân cùng nhận chuyển giao kỹ thuật 1P5G qua hệ thống khuyến nông nhà nước và dự án quốc tế. Các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng để minh chứng tính thích hợp của kỹ thuật 1P5G trong sản xuất thâm canh lúa qui mô lớn và vai trò của hệ thống khuyến nông nhà nước và dự án quốc tế trong chuyển giao kỹ thuật 1P5G tới nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính