CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Trở về

Tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Tác giả: Nguyễn Hồng Ngọc, Bùi Đặng Phương Chi, Đỗ Văn Mãi
Số trang: Tr. 62-67
Số phát hành: Số 62
Kiểu tài liệu: Tạp chí điện tử
Nơi lưu trữ: CSDL điện tử
Mã phân loại: 610
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Từ khóa: Tình hình sử dụng thuốc, thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Tóm tắt:

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) tại Bệnh viện Quân y 120 tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 4532 đơn thuốc khám bệnh ngoại trú của bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc từ ngày 01/7/2020 đến ngày 30/7/2020 tại các phòng khám thuộc khoa Khám bệnh – Bệnh viện Quân y 120. Tỷ lệ cao nhất có chỉ định dùng thuốc ức chế bơm proton là nhóm bệnh nhân trong độ tuổi lao động từ 20 – 60 tuổi chiếm 62,16%. Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm cao hơn hẳn so với bệnh nhân nam lần lượt là 62,35% và 37,65%. Thuốc ức chế bơm proton được chỉ định nhiều nhất là omeprazole với tỷ lệ là 60,06%, tiếp theo là Pantoprazole với tỷ lệ là 21,89%, thuốc ức chế bơm proton chiếm tỷ lệ thấp nhất là Rabeprazole với tỷ lệ 0,88%. Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, phòng ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng, thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhiều vẫn là omeprazole. Các thuốc omeprazole, pantoprazole và esomeprazole đều có tỷ lê chủ yếu sử dụng liều 40mg. Tỷ lệ có chỉ định dùng thuốc PPI chủ yếu là nhóm nữ giới, độ tuổi 20 – 60 tuổi. Thuốc được chỉ định nhiều nhất là omeprazole với liều sử dụng 40mg ở nhóm bệnh phổ biến nhất là trào ngược dạ dày thực quản, phòng ngừa viêm loét dạ dày - tá tràng.

Tạp chí liên quan