Năng lực vay và vay để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông : trường hợp TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị HuyềnTóm tắt:
Bài viết đề cập đến năng lực vay và vay để đẩy mạnh đầu tư công ở TP.HCM, nơi đô thị phát triển bậc nhất và đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng của VN, trong bối cảnh nền kinh tế xã hội chịu nhiều biến động từ đại dịch Covid và kinh tế địa phương mất đà tăng trưởng trong năm 2020. Bài viết đã xem xét bốn yếu tố về năng lực vay của TP.HCM: (1) Đầu tư công tạo đà cho tăng trưởng kinh tế; (2) Khoản vay chủ yếu từ nguồn ODA nên kỳ hạn vay dài và lãi suất thấp, giảm gánh nặng dịch vụ nợ và áp lực trả nợ gốc; (3) Quy mô nợ của TP.HCM không lớn so với tiềm lực ngân sách nếu tỷ lệ điều tiết về Trung ương được thay đổi; và (4) Khung thể chế và các giới hạn nợ do chính quyền cấp trên ràng buộc sẽ thỏa mãn nếu yếu tố thứ ba giải quyết được. Qua đó, bài viết đưa ra ba nhóm giải pháp nhằm giúp TP.HCM hấp thụ hiệu quả dòng vốn vay ODA cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư điện năng lượng mặt trời áp mái của người dân tại Bình Dương
- Thực trạng đầu tư của khu vực tư nhân theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư của khu vục tư nhân theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông đưòng bộ tại Việt Nam
- Giải pháp điều tiết giá trị gia tăng từ đất và ưu đãi đầu tư đối với dự án cơ sở hạ tầng giao thông
- Cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án PPP: nhìn từ một số nền kinh tế thành viên APEC