Năng lực vay và vay để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông : trường hợp TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị HuyềnTóm tắt:
Bài viết đề cập đến năng lực vay và vay để đẩy mạnh đầu tư công ở TP.HCM, nơi đô thị phát triển bậc nhất và đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng của VN, trong bối cảnh nền kinh tế xã hội chịu nhiều biến động từ đại dịch Covid và kinh tế địa phương mất đà tăng trưởng trong năm 2020. Bài viết đã xem xét bốn yếu tố về năng lực vay của TP.HCM: (1) Đầu tư công tạo đà cho tăng trưởng kinh tế; (2) Khoản vay chủ yếu từ nguồn ODA nên kỳ hạn vay dài và lãi suất thấp, giảm gánh nặng dịch vụ nợ và áp lực trả nợ gốc; (3) Quy mô nợ của TP.HCM không lớn so với tiềm lực ngân sách nếu tỷ lệ điều tiết về Trung ương được thay đổi; và (4) Khung thể chế và các giới hạn nợ do chính quyền cấp trên ràng buộc sẽ thỏa mãn nếu yếu tố thứ ba giải quyết được. Qua đó, bài viết đưa ra ba nhóm giải pháp nhằm giúp TP.HCM hấp thụ hiệu quả dòng vốn vay ODA cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu