Nghiên cứu thực nghiệm mô hình đo lường chủ nghĩa hướng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Tác giả: Chu Nguyễn Mộng NgọcTóm tắt:
Nghiên cứu đã thực nghiệm mô hình C-COSMO của Riefler & cộng sự (2012) đo lường khái niệm chủ nghĩa hướng ngoại của người tiêu dùng trên dữ liệu thu thập từ hai mẫu đại diện người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trong phân tích. Kết quả hai lần phân tích định lượng đã cung cấp bằng chứng kết luận mô hình đo lường khái niệm chủ nghĩa hướng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, và có tính tổng quát hóa. Nghiên cứu còn phát hiện rằng nếu một người tiêu dùng có thái độ chủ nghĩa hướng ngoại mạnh mẽ, họ sẽ đánh giá cao hàng ngoại; nhưng dựa trên so sánh về chất lượng giữa hàng hóa nội so với hàng hóa ngoại trong tình hình hiện tại, họ sẽ gia tăng tiêu dùng hàng nội. Nghiên cứu đóng góp không chỉ cho lĩnh vực marketing, mà còn cả văn hóa, xã hội, con người… có liên quan đến thuyết Bản sắc xã hội.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính