Vận dụng mô hình chấp nhận công nghệ tam và lý thuyết hành vi dự định để giải thích ý định mua đồng hồ thông minh của người tiêu dùng Nha Trang
Tác giả: Nguyễn Thị Nga, Hoàng Ngọc Quế ChiTóm tắt:
Nghiên cứu này vận dụng mô hình chấp nhận công nghệ TAM và lý thuyết hành vi dự định để giải thích ý định mua đồng hồ thông minh của người tiêu dùng Nha Trang với 5 biến (Cảm nhận về sự hữu ích, cảm nhận về sự dễ sử dụng, thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi). Nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm định mô hình nghiên cứu dựa trên cỡ mẫu gồm 200 thu thập từ người tiêu dùng Nha Trang, kết quả phân tích cho thấy độ tin cậy và giá trị của các đo lường và chỉ ra mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu được giải thích 51,8% với sự tác động của các biến thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi, cảm nhận về sự hữu ích, cảm nhận về sự dễ sử dụng. Kết quả nghiên cứu đưa ra nhiều đề xuất có ý nghĩa đối với nhà sản xuất, nhà hoạch định chiến lược kinh doanh trong bối cảnh sản xuất và kinh doanh đồng hồ thông minh.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính