Đại diện của pháp nhân – Điểm tương đồng và khác biệt giữa bộ luật dân sự và luật chuyên ngành có liên quan
Tác giả: Nguyễn Văn HànhTóm tắt:
Trong hệ thống pháp luật tư Việt Nam, Bộ luật dân sự được coi là luật chung, làm cơ sở cho các ngành luật chuyên ngành để cụ thể hoá các quy định của Bộ luật dân sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù thuộc ngành mình quản lý có hiệu quả. Nguyên tắc chung, giữa luật chung và luật chuyên ngành luôn luôn phải đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng thực tiễn. Do Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời sau một số luật chuyên ngành như Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật công chứng năm 2014, Luật luật sư năm 2006 được sửa đổi bổ sung hợp nhất năm 2015 (Luật luật sư...) nên ít nhiều vai trò của luật chung bị ảnh hưởng và có một số nội dung luật chuyên ngành có liên quan bị xung đột. Bài viết nghiên cứu về chế định đại diện của pháp nhân, tiếp cận dưới góc độ một số vướng mắc cơ bản về đại diện trong mối quan hệ tương đồng, khác biệt và xung đột giữa quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và một số luật chuyên ngành có liên quan.
- Hoàn thiện quy định pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự
- Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
- Thực trạng pháp luật dân sự liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật Dân sự 2015
- Khái niệm quyền đối với bất động sản liền kề và vướng mắc từ thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua