Động lực, sự hài lòng và ý định tiếp tục học trực tuyến : ứng dụng thuyết sử dụng và thỏa mãn trong đại dịch Covid-19
Tác giả: Trần Kim Dung, Trần Trọng ThùyTóm tắt:
Do tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, các chương trình học tập phải chuyển sang hình thức trực tuyến. Nghiên cứu này cung cấp một mô hình phân tích hệ thống tác động của các thành phần của động lực bao gồm sự thuận tiện, giải trí, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm thông tin, và giao tiếp xã hội ứng dụng thuyết sử dụng và thỏa mãn (U&G) trong việc dự báo sự hài lòng và ý định tiếp tục học của sinh viên. Sử dụng mẫu khảo sát của 681 sinh viên học trực tuyến, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của động lực lên ý định tiếp tục học trực tuyến thông qua sự hài lòng của sinh viên. Phát hiện này giúp các nhà làm giáo dục phát triển các chiến lược liên quan để phản ứng hiệu quả với những bất ổn và để phát triển bền vững. Theo đó, nghiên cứu này thảo luận các đóng góp để nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính