Tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp theo Bộ luật lao động năm 2019
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung, Lê Thị Ngọc YếnTóm tắt:
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, cho phép người lao động thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp, ngoài công đoàn, trên cơ sở phù hợp với các quy định quốc tế về lao động và tuân thủ các hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam đã tham gia. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức này còn chưa cụ thể. Đây là một vấn đề rất mới, chưa từng có tiền lệ trong pháp luật lao động Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về việc thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp, cũng như về quyền thương lượng tập thể của tổ chức này, các tác giả đưa ra một số kiến nghị.
- Thực tiễn pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu
- Điều chỉnh của Bộ luật lao động năm 2019 đối với quan hệ lao động và những vấn đề đặt ra khi triển khai trong thực tiễn
- Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bằng phương thức hòa giải theo bộ luật lao động Việt Nam năm 2019
- Tác động của một số điểm mới nổi bật trong quy định của Bộ luật lao động năm 2019 đến doanh nghiệp Việt Nam và định hướng áp dụng
- Hòa giải trong tranh chấp lao động cá nhân