Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia gây thiệt hạ khi khai thác tài nguyên xuyên quốc gia
Tác giả: Lê Minh Nhựt, Phùng Hồng ThanhTóm tắt:
Tài nguyên xuyên biên giới như nguồn nước quốc tế, môi trường không khí là những loại dùng chung giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia láng giềng. Pháp luật quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải có trách nhiệm không gây thiệt hại khi khai thác, sử dụng những loại tài nguyên này. Tuy nhiên trên thực tế có những quốc gia vẫn thực hiện những hành vi gây hại cho môi trường của quốc gia khác. Vậy việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế của những quốc gia này sẽ được thực hiện như thế nào khi luật quốc tế chưa có những điều ước quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế, mà thường giải quyết thông qua những tập quán quốc tế, phán quyết trước đó của những cơ quan tài phán quốc tế? Thông qua những vụ việc đã được giải quyết, phân tích về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của quốc gia khi thực hiện những hành vi gây ô nhiễm không khí xuyên biên giới hay gây thiệt hại cho nguồn nước quốc tế.
- Quyền tiếp cận thông tin trong lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trong Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi hành
- Một số vấn đề về trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường
- Nam định triển khai nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
- Thanh Hóa: triển khai thực hiện quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn